Tỉnh An Giang tung chiêu 'cướp' đất dân khi thua kiện..#ĐMCS
CÔNG LÝ (CLV) - Mượn đất của dân rồi không chịu trả, buộc người dân phải đi kiện. Ðến khi tòa tuyên án phải bồi hoàn cho dân, thì tỉnh tung chiêu kéo dài chờ người kiện chết để quỵt trắng.
Tờ Lao Ðộng đưa tin, sau khi bản án giám đốc thẩm đã tuyên ủy ban tỉnh An Giang phải bồi hoàn cho dân 5.95 tỷ đồng (khoảng $290,000 USD), mặc dù bản án có hiệu lực từ năm 2013, nhưng đến nay tỉnh này vẫn chưa thi hành án, trong khi người thắng kiện đã chết vì tuổi già, cạn kiệt sức lực sau hàng chục năm đeo đuổi vụ án.
Người thắng kiện đã chết mà nhà cầm quyền CSVN tỉnh An Giang vẫn chưa trả lại đất cho dân. (Hình: báo Lao Ðộng)
Theo hồ sơ vụ án, sau năm 1975, bà Trang Phù Dung (92 tuổi), ngụ phường A, thành phố Châu Ðốc, An Giang cho Phòng Lương Thực thị xã Châu Ðốc mượn hơn 3,000m2 đất tại chân núi Sam gần Miếu Bà Chúa Xứ làm trạm-kho thu mua lương thực.
Năm 1982, Phòng Lương Thực thị xã Châu Ðốc giải thể, chính quyền địa phương đã tự ý chuyển giao cho công an xã Vĩnh Tế làm trụ sở mà không thông qua bà Dung, nên bà Dung có đơn yêu cầu chính quyền địa phương trả lại nhà, đất nhưng không được giải quyết.
Năm 1996, công an xã Vĩnh Tế bàn giao nhà, đất nêu trên cho bưu điện tỉnh An Giang xây dựng khách sạn. Khi bà Dung đòi đất thì ủy ban tỉnh không trả mà ra quyết định cho bưu điện tỉnh An Giang thuê để sử dụng vào mục đích xây dựng Trung Tâm Bưu Ðiện và nhà nghỉ và bác yêu cầu đòi bồi thường của bà Dung.
Từ đó, bà Dung buộc phải kiện ra tòa. Thế nhưng, suốt 10 năm từ năm 2002 đến năm 2012, từ tòa sơ thẩm đến phúc thẩm bà đều bị thua cuộc. Không chấp nhận sự vô lý này, bà tiếp tục có đơn từ và công lý đã đến với bà Dung. Ngày 13 tháng 3, 2012, Tòa án Tối cao đã mở phiên tòa giám đốc thẩm, hủy toàn bộ các bản án sơ thẩm, phúc thẩm nêu trên.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần 2, tòa án tỉnh An Giang đã buộc tỉnh này phải bồi thường cho bà Dung 5.95 tỷ đồng, phía thua kiện kháng cáo. Ðến 7 tháng sau, Tòa án Tối cao tại Sài Gòn mở phiên xét xử phúc thẩm và giữ nguyên án sơ thẩm, buộc tỉnh An Giang phải trả tiền cho dân, đồng thời phải nộp án phí.
Ðể kéo dài thời gian nhằm cướp trắng của người dân, gần nửa năm sau bản án có hiệu lực pháp luật, ngày 16 tháng 5, 2014, ông Vương Bình Thạnh, chủ tịch ủy ban tỉnh An Giang gởi văn bản cho chánh án Tòa án Tối cao và viện trưởng Viện kiểm Sát Tối Cao CSVN để kiến nghị đình chỉ việc thi hành án; kháng nghị bản án theo trình tự tái thẩm; hủy các bản án đã có hiệu lực pháp luật đồng thời bác yêu cầu khởi kiện của bà Trang Phù Dung.
Trao đổi với phóng viên báo Lao Ðộng, lý do tại sao án có hiệu lực vẫn không thi hành, ông Trần Khánh Dân, cục trưởng Cục Thi Hành Án tỉnh An Giang nói: “Án có hiệu lực nhưng tỉnh đang kiến nghị nên chưa thi hành. Hiện các cơ quan trung ương cũng chưa trả lời nên chúng tôi tiếp tục chờ.”
Ðúng như dự tính của giới cầm quyền tỉnh An Giang, trong khi nhiều năm không trả đất, khi thua kiện không chấp hành án thì người thắng kiện, vì tuổi cao sức yếu và cạn kiệt sức bởi hàng chục năm theo kiện, bà Dung đã chết trước Tết Nguyên Ðán vài ngày.
Theo Luật Sư Trần Hồng Phong, Ðoàn Luật Sư thành phố Sài Gòn, nếu bản án phúc thẩm đã tuyên ủy ban tỉnh An Giang phải trả tiền cho bà Dung, thì tỉnh phải chấp hành án ngay tức thì. Còn việc bản án này có được kháng nghị theo trình tự tái thẩm hay không lại là chuyện tính sau. (Tr.N)
Tờ Lao Ðộng đưa tin, sau khi bản án giám đốc thẩm đã tuyên ủy ban tỉnh An Giang phải bồi hoàn cho dân 5.95 tỷ đồng (khoảng $290,000 USD), mặc dù bản án có hiệu lực từ năm 2013, nhưng đến nay tỉnh này vẫn chưa thi hành án, trong khi người thắng kiện đã chết vì tuổi già, cạn kiệt sức lực sau hàng chục năm đeo đuổi vụ án.
Người thắng kiện đã chết mà nhà cầm quyền CSVN tỉnh An Giang vẫn chưa trả lại đất cho dân. (Hình: báo Lao Ðộng)
Theo hồ sơ vụ án, sau năm 1975, bà Trang Phù Dung (92 tuổi), ngụ phường A, thành phố Châu Ðốc, An Giang cho Phòng Lương Thực thị xã Châu Ðốc mượn hơn 3,000m2 đất tại chân núi Sam gần Miếu Bà Chúa Xứ làm trạm-kho thu mua lương thực.
Năm 1982, Phòng Lương Thực thị xã Châu Ðốc giải thể, chính quyền địa phương đã tự ý chuyển giao cho công an xã Vĩnh Tế làm trụ sở mà không thông qua bà Dung, nên bà Dung có đơn yêu cầu chính quyền địa phương trả lại nhà, đất nhưng không được giải quyết.
Năm 1996, công an xã Vĩnh Tế bàn giao nhà, đất nêu trên cho bưu điện tỉnh An Giang xây dựng khách sạn. Khi bà Dung đòi đất thì ủy ban tỉnh không trả mà ra quyết định cho bưu điện tỉnh An Giang thuê để sử dụng vào mục đích xây dựng Trung Tâm Bưu Ðiện và nhà nghỉ và bác yêu cầu đòi bồi thường của bà Dung.
Từ đó, bà Dung buộc phải kiện ra tòa. Thế nhưng, suốt 10 năm từ năm 2002 đến năm 2012, từ tòa sơ thẩm đến phúc thẩm bà đều bị thua cuộc. Không chấp nhận sự vô lý này, bà tiếp tục có đơn từ và công lý đã đến với bà Dung. Ngày 13 tháng 3, 2012, Tòa án Tối cao đã mở phiên tòa giám đốc thẩm, hủy toàn bộ các bản án sơ thẩm, phúc thẩm nêu trên.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần 2, tòa án tỉnh An Giang đã buộc tỉnh này phải bồi thường cho bà Dung 5.95 tỷ đồng, phía thua kiện kháng cáo. Ðến 7 tháng sau, Tòa án Tối cao tại Sài Gòn mở phiên xét xử phúc thẩm và giữ nguyên án sơ thẩm, buộc tỉnh An Giang phải trả tiền cho dân, đồng thời phải nộp án phí.
Ðể kéo dài thời gian nhằm cướp trắng của người dân, gần nửa năm sau bản án có hiệu lực pháp luật, ngày 16 tháng 5, 2014, ông Vương Bình Thạnh, chủ tịch ủy ban tỉnh An Giang gởi văn bản cho chánh án Tòa án Tối cao và viện trưởng Viện kiểm Sát Tối Cao CSVN để kiến nghị đình chỉ việc thi hành án; kháng nghị bản án theo trình tự tái thẩm; hủy các bản án đã có hiệu lực pháp luật đồng thời bác yêu cầu khởi kiện của bà Trang Phù Dung.
Trao đổi với phóng viên báo Lao Ðộng, lý do tại sao án có hiệu lực vẫn không thi hành, ông Trần Khánh Dân, cục trưởng Cục Thi Hành Án tỉnh An Giang nói: “Án có hiệu lực nhưng tỉnh đang kiến nghị nên chưa thi hành. Hiện các cơ quan trung ương cũng chưa trả lời nên chúng tôi tiếp tục chờ.”
Ðúng như dự tính của giới cầm quyền tỉnh An Giang, trong khi nhiều năm không trả đất, khi thua kiện không chấp hành án thì người thắng kiện, vì tuổi cao sức yếu và cạn kiệt sức bởi hàng chục năm theo kiện, bà Dung đã chết trước Tết Nguyên Ðán vài ngày.
Theo Luật Sư Trần Hồng Phong, Ðoàn Luật Sư thành phố Sài Gòn, nếu bản án phúc thẩm đã tuyên ủy ban tỉnh An Giang phải trả tiền cho bà Dung, thì tỉnh phải chấp hành án ngay tức thì. Còn việc bản án này có được kháng nghị theo trình tự tái thẩm hay không lại là chuyện tính sau. (Tr.N)
Không có nhận xét nào: